Saturday, March 2, 2024

ROMEO ĐÃ BỊ BẮT

 
        Ngày 22 tháng Mười năm 1964, bốn biệt kích toán Alter nhẩy dù xuống Lai Châu tăng cường cho toán Remus đã xâm nhập từ trước. Người trưởng toán đầu tiên là Quách Rạng (có lẽ dân thiểu số Mường sinh sống trong tỉnh Hòa Bình, Bắc Việt Nam) đang đâu đó trong khu vực núi rừng phiá nam Ban Mê Thuột trong thời gian dân tộc thiểu số nổi loạn, nên không theo toán biệt kích nhẩy dù xuống miền Bắc. Ngày 14 tháng Mười Một, Rạng làm phó toán biệt kích Greco nhẩy dù xuống tỉnh Yên Bái, tăng cường cho toán biệt kích Bell.
        Bước sang năm mới 1965, toán biệt kích Remus được quân biệt kích từ trong miền Nam ra tăng cường bốn lần. Trong tháng Năm, năm biệt kích toán Horse, dưới quyền trưởng toán Quách Nhung nhẩy dù xuống Sơn La tăng cường toán Tourbillon, tất cả đều được lực lượng công an biên phòng Bắc Việt “chào đón”.
        Đơn vị lớn Hoa Kỳ cấp sư đoàn bắt đầu qua Việt Nam (miền Nam). Cường độ chiến tranh gia tăng, quân đội Hoa Kỳ cũng đảm nhận vai trò chiến đấu. Các hoạt động bí mật của đơn vị SOG (Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát – Nha Kỹ Thuật VNCH) cũng gia tăng, thêm các hoạt động, chương trình mới, theo bước tiến của cuộc chiến tranh Việt Nam. Được cơ quan Tình Báo bộ Quốc Phòng yểm trợ, đơn vị MACSOG bắt đầu chuyển hướng sang nhiệm vụ dò thám, thâu thập tin tức tình báo.
        Mùa xuân năm đó (1965), đơn vị MACSOG chuẩn bị làm nhiệm vụ xâm nhập nước Lào, dó thám, theo dõi các hoạt động quân đội Bắc Việt trên đất Lào. Trung tâm huấn luyện biệt kích (Nha Kỹ Thuật – Lôi Hổ) ở Long Thành nhận được thêm nhiều biệt kích quân Việt Nam mới tuyển mộ. Đối tác VNCH, Nha Kỹ Thuật cũng đưa huấn luyện viên VNCH vào tiếp tay cho quân Mũ Xanh Hoa Kỳ.
        Trong mùa thu năm 1965, chín (9) quân nhân biệt kích toán Dog, ba (3) trong toán Gecko nhẩy dù xuống Sơn La tăng cường cho toán Easy. Ngày 7 tháng Mười Một, tám (8) biệt kích toán Verse nhẩy dù xuống Sơn La tăng cường cho toán Tourbillon. Tất cả đều được lực lượng Công An Biên Phòng Bắc Việt đón tiếp…
        Cũng trong tháng đó, toán biệt kích Romeo đã sẵn sàng lên đường. Mười một người toán Romeo đã biết những người bạn biệt kích trong các toán đi trước đã phải vào khu cấm (để bảo đảm giữ bí mật chuyến đi) trong năm 1965, để thay thế các toán biệt kích đã xâm nhập từ trước đó… điều này làm cho quân biệt kích tin rằng “phe ta” đã hoạt động sâu trong lòng địch. Chưa một người lính biệt kích nào, nhẩy dù xuống miền Bắc … quay trở lại! Và các huấn luyện viên đều trả lời, các toán biệt kích vẫn còn hoạt động hữu hiệu. Quân biệt kích lên tinh thần… sẵn sàng lên đường cho chuyến đi Kinh Kha.
        Toán biệt kích Romeo, nhận đưọc lệnh tập họp (gom lại) để chuẩn bị lên đường, và sẽ phải nằm vùng (hoạt động) trong hai năm, ngoài ra không có lệnh nào khác (nhiệm vụ gì ngoài miền Bắc). Toán biệt kích xem xét, điều nghiên bản đồ bãi thả dù và điểm tập họp. Mọi chuyện có vẻ đơn giản: cứ ra ngoài Bắc, đợi lệnh và chúng tôi sẽ cho biết phải làm gì (nhiệm vụ).

        Sĩ quan hành quân thuyết trình chuyến đi cho toán biệt kích Romeo, ông ta dăn dò những khu vực cẩn thận, giới hạn, và chuyến hành quân (chuyến đi) này cũng nhằm mục đích chống lại quân cộng sản, bảo vệ Thế Giới Tự Do. Điều này mọi quân nhân biệt kích đều biết, và họ chiến đấu cho lý tưởng đó.
        Buổi sáng ngày 19 tháng Mười Một, toán biệt kích Romeo được một phi cơ Hoa Kỳ vào căn cứ huấn luyện ở Long Thánh đón, đưa lên căn cứ hành quân tiền phương (căn cứ phóng) Khe Sanh. Đến buổi chiều, toán Romeo 11 người lên hai trực thăng để được đưa vào vùng hoạt động, chiếc trực thăng thứ ba chở theo sĩ quan hành quân Việt Mỹ, đi theo toán biệt kích từ căn cứ ở Long Thành.
        Ba chiếc trực thăng bay sang đất Lào rồi ngược lên hướng bắc dưới cao độ thấp tránh radar Bắc Việt. Đến khoảng 4, 5 giờ chiều, họ đáp xuống một bãi đáp gần đường mòn Hồ Chí Minh, khu vực có tên trên bản đồ Vitulu gần biên giới Lào-Việt, trong quận Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Quân biệt kích nhanh chóng bốc rỡ đồ tiếp liệu, rồi di chuyển ra khỏi khu vực bãi đáp.
        Toán Romeo lên máy liên lạc với bộ chỉ huy trong Saigon, báo cáo chuyến xâm nhập thành công, an toàn và toán biệt kích di chuyển đến điểm tập trung theo trong kế hoạch soạn trước. Khi toán biệt kích bắt đầu di chuyển, chuyện không dễ dàng như trong tấm bản đồ, 10 cây số đường rừng, toán biệt kích mất 5 ngày trời mới đến nơi vì rừng rậm, điạ thế khó khăn, hiểm trở.
        Romeo báo cáo lý do đến điểm tập trung trễ hơn dự trù vì lý do điạ thế khó khăn, không phải vì họ không biết xử dụng bản đồ, điạ bàn. Ngoài ra, trực thăng đã thả họ xuống không đúng bãi đáp, làm toán biệt kích phải định lại hướng trưóc khi di chuyển. Điều này bộ chỉ huy trong Saigon xác nhận đúng… đã thả toán biệt kích Romeo sai bãi đáp.
        Thời gian kéo dài làm, quân biệt kích gần hết thực phẩm… rồi chuyện không may xẩy ra, khi họ được bộ chỉ huy SOG / Nha Kỹ Thuật thông báo chuẩn bị nhận tiếp tế. Quân biệt kích khai quang, chặt cây để làm bãi thả thùng đồ tiếp liệu cho trực thăng, họ trải panô hình chữ T trên bãi đáp làm dấu cho phi công nhận diện từ xa… Quân biệt kích nhìn rõ từ xa trong hãi hùng … viên phi công “lạnh cẳng” thả thùng đồ tiếp liệu quá sớm khi còn cách bãi đáp 4, 5 cây số, làm quân biệt kích mất thời gian di chuyển đi tìm, thâu hồi đồ tiếp liệu.  
        Trong khi theo dõi chiếc phi cơ bay đến từ xa, quân biệt kích nghe tiếng người cười đùa phát ra từ một giòng suối gần đó. Quân biệt kích cử người đi dò thám được biết năm người lính biên phòng Bắc Việt đang vui sướng, chuẩn bị nấu nướng cho bữa ăn chiều, sau đó lính Bắc Việt treo võng chuẩn bị nằm nghỉ ngơi. Toán biệt kích Romeo gom lại bàn để lấy quyết định. Lúc đó quá sớm để lên máy truyên tin báo cáo hoặc yêu cầu phi cơ oanh kích. Họ cũng lo sợ bị lộ vì có thể địch đã biết chuyện tiếp tế cho toán biệt kích. Quân biệt kích lặng lẽ bao vây bắt sống cả nhóm năm người lính Bắc Việt.
        Lính Bắc Việt thuộc đơn vị biên phòng tỉnh Quảng Bình, họ đã báo động có toán biệt kích (Romeo) xâm nhập, do người chăn cừu, bò trên núi cao trông thấy trực thăng thả quân biệt kích báo cáo cho đơn vị biên phòng.
        Khi “tù binh” Bắc Việt khai ra, quân biệt kích mới biết, hệ thống biên phòng của địch rất chặt chẽ, không thể nào lẩn tránh được. Tất cả các ngôi làng nhỏ dọc theo biên giới đều đã được huấn luyện cảnh giác, báo cáo khi trông thấy phi cơ từ trong miền Nam bay ra.
        Toán biệt kích Romeo lúc đó lâm vào trường hợp xử trí khó khăn. Trong căn cứ huấn luyện biệt kích ở Long Thành, họ được huấn luyện “phải giết cả năm người tù binh Bắc Việt”, để địch không thể biết rõ vị trí chính xác của toán biệt kích, vả lại họ đã biết có toán biệt kích xâm nhập và đang truy lùng toán Romeo.
        Việc huấn luyện là một chuyện… phải trực diện với sự thật, phải giết người mà họ đã bị tước khí giới, không có sự đe dọa trực tiếp đến sinh mạng của mình làm quân biệt kích … do dự. Sau ba ngày khó khăn tìm câu trả lời… quân biệt kích tra tự do cho năm người tù binh Bắc Việt. Trước những cặp mắt ngỡ ngàng của quân thù, toán biệt kích Romeo di chuyển ra khỏi khu vực ngay tức khắc để trốn tránh không để cho địch bắt. Họ “quên” không báo cáo chuyện vừa xẩy ra cho Saigon.
        Một tuần lễ sau, ngày 14 tháng Giêng năm 1966, toán biệt kích Romeo bị bao vây, rơi vào ổ phục kích của đơn vị biên phòng, phối hợp dân quân tự vệ. Năm người tù binh Bắc Việt trở về đơn vị, báo cáo cho cấp chỉ huy của họ, và họ phối hợp với dân quân tự vệ điạ phương tổ chức phục kích toán biệt kích đang hoạt động trong khu vực.
        Toán biệt kích bị bắt, trói tay ra phía sau, lục soát. Đồ tiếp liệu của họ bị tịch thâu. Sĩ quan đơn vị biên phòng Bắc Việt đặt vài câu hỏi nhanh chóng với hai nhân viên truyền tin của toán biệt kích Romeo. Cả hai bị bắt cùng với máy móc truyền tin, và bảng chỉ dẫn phương thức làm việc. Cả hai bị đưa đi hai nơi, cách biệt với phần còn lại của toán biệt kích.
        Phần còn lại, 9 người trong toán Romeo bị áp tải đi bộ băng rừng cả tuần lễ ra đến thị trấn Đồng Hới, thủ phủ tỉnh Quảng Bình. Quân biệt kích bị giam cô lập, cách biệt trong nhà tù tạm, xây bằng tre nứa vì miền Bắc lúc đó đang bị phi cơ Hoa Kỳ oanh kích, để điều tra trong sáu tháng.
        “Viên Thượng Úy đơn vị biên phòng Bắc Việt, chỉa mũi súng vào đầu tôi”, một nhân viên truyền tin toán biệt kích Romeo kể lại. Lúc đó là mùa thu năm 1973, sau hơn 7 năm rưỡi bị biệt giam, anh ta đã gặp lại bạn bè toán biệt kích Romeo trong nhà tù Quyết Tiến, tỉnh Hà Giang. Một nhân viên truyền tin khác vẫn biệt tăm cho đến cuối năm 1979 mới được đưa trở lại toán biệt kích, lúc đó cả toán đang bị giam giữ trong nhà tù Thanh Phong, tỉnh Thanh Hóa.
        Sau 14 năm, sự hận thù cũng đã nguội đi, các bạn trong toán Romeo muốn biết những gì xẩy ra cho người bạn nhân viên truyền tin của toán biệt kích. Anh ta kể lại, Bắc Việt có một đơn vị đặc biệt trong ngành an ninh (bộ Nội Vụ), và họ ép buộc nhân viên truyền tin các toán biệt kích phải lảm việc cho Cục Phản Gián, bộ Nội Vụ. Sau đó, một viên Thượng Úy đưọc trao nhiệm vụ “làm việc” với nhân viên truyền tin toán biệt kích Romeo.
        “Tôi có mật mã để báo cho Nha Kỹ Thuật (SOG) biết chuyện gì đã xẩy ra cho toán biệt kích Romeo. Tôi nghĩ rằng bộ chỉ huy (NKT/SOG) chỉ có thể gửi đồ tiếp tế cho chúng ta, chứ không gửi người ra tăng cường sợ sẽ bị địch giết… Nhưng sau khi giải mã bức công điện, tôi được biết họ sẽ gửi thêm người ra tăng cường… và tôi quyết định phải làm điều gì đó, mặc dầu có thể nguy hiểm đến sinh mạng của mình.”
        “Tôi gửi hai lần trước khi viên Thượng Úy biết được chuyện tôi đã làm. Tôi gửi đi hai câu báo động rất nhanh: ROMEO ĐÃ BỊ BẮT  ROMEO ĐÃ BỊ BẮT.”
        “Viên Thượng Úy đứng ngay đó, rút khẩu súng ra khỏi bao da, lôi tôi ra khỏi máy truyền tin, dí khẩu súng vào đầu tôi. Lúc đó tôi chỉ mong ông ta bắn cho tôi một phát cho rảnh nợ… chấm dứt thân phận tù đầy, nhưng ông ta không bắn”, đánh đập tàn nhẫn rồi tống vào nhà tù… kể xong anh ta ngoảnh mặt đi nơi khác… xót thương cho thân phận!”
        Có một nguồn an ủi cho các quân nhân biệt kích, nhẩy dù ra ngoài Bắc. Tất cả mọi quân biệt kích trong các toán đều ký tên vào bản hợp đồng, khi họ tình nguyện gia nhập chương trình bí mật. Văn kiện bảo đảm, họ sẽ được chăm sóc trường hợp bị địch bắt hay báo cáo bất tích. Đến một ngày nào đó, họ trở về sẽ được hưởng, hy vọng là thế.
        Những tuần lễ đầu tiên khi bị bắt, quân biệt kích toán Romeo bị giam trong nhà tù hướng tây thị trấn Đồng Hới, bị tra khảo ngày này qua ngày khác. Nhân viên an ninh bộ Nội Vụ tỉnh Quảng Bình và từ Hà Nội vào lấy khẩu cung. Miền Bắc đang bị phi cơ Hoa Kỳ thả bom nhưng tù binh biệt kích nằm trong nhà tù không biết gì thêm, ai thả bom, mục tiêu ở đâu?
        Một ngày trong tháng Ba năm 1966, một người tù mới được đưa vào. Một người tù biệt kích hỏi nhỏ “Anh là ai?”. Một giọng nói nhỏ nhẹ trả lời
        “Tôi tên là Nguyễn Quốc Đạt”
        “Tại sao anh bị bắt?”
        “Tôi là phi công bị bắn rơi trong một phi vụ oanh kích miền Bắc. Họ đưa tôi vào đây.”
        Đạt, phi công VNCH sẽ được đưa đi nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội (phi công thả bom miền Bắc như phi công Hoa Kỳ).
        Các biệt kích trong toán Romeo cũng như các toán trước và sau đó, đều ký tên vào đơn tình nguyện (bản hợp đồng làm việc) với Nha Kỹ Thuật theo điều kiện của đơn vị SOG (Nha Kỹ Thuật là đơn vị đối tác của đơn vị SOG). Đơn vị SOG không trực tiếp ký giao kèo với biệt kích quân VNCH, để ngời Hoa Kỳ có thể chối bỏ… không trực tiếp nhúng tay vào.
        Khi quân đội Hoa Kỳ nhận bàn giao chương trình 34A từ cơ quan CIA, đến năm 1966 có nhiều thay đổi trong vấn đề ký giao kèo, theo Đại Tá TQLC/HK John J. Windsor, trưởng phòng Hành Quân đơn vị SOG đến Việt Nam trong tháng Sáu năm 1965 trước khi “phóng” toán biệt kích Romeo. Trong năm 1969, ông ta giải thích sự thay đổi về giao kèo với biệt kích quân người Việt cho các tướng lãnh trong bộ TTM Quân Đội Hoa Kỳ.
        Tôi làm việc với đối tác VNCH, Đại Tá Hổ (Trần Văn Hổ), thực ra ông ta là đối tác của Đại Tá Blackburn (hai đơn vị trưởng SOG và NKT)… Đối với tôi, không có vấn đề nào cả. Một thí dụ.
        Các ông cũng đã biết, chúng ta mất nhiều biệt kích (VNCH) nơi miền Bắc Việt Nam, và chính sách của chúng ta vẫn tiếp tục trả lương cho họ (gia đình họ), như họ vẫn còn sống (bị bắt, giam cầm). Sau đó khoảng từ sáu đến tám tháng, chúng ta có rất nhiều người (thân nhân biệt kích) phải trả luơng. Đại Tá Blackburn cùng với tôi bàn luận. Ông ta muốn chấm dứt tình trạng này, không trả lương hàng tháng cho gia đình họ nữa. Lẽ dĩ nhiên, chuyện này rất khó nói, và tôi đi gặp Đại Tá Hổ, giải thích cho ông ta. Đầu tiên, tôi hỏi ông ta có bao nhiêu người (điệp viên, biệt kích) trong loại này (ra ngoài Bắc). Chúng tôi đã biết con số trước khi đặt câu hỏi. Ông Hổ được sĩ quan tham mưu của ông ta cố vấn. Khi tôi thông báo những điều muốn làm, họ sốt sắng hợp tác. Chúng tôi tuyên bố, quân biệt kch chết lần mòn, cho đến khi không còn người nào nữa (để khỏi phải trả lương), trả tiền tử tuất một lần thay vì hàng tháng.
        Đại Tá Windsor chắc phải biết, đa số quân biệt kích bị bắt sống (không chết), bị đưa ra tòa án quân sự, và công bố trên đài phát thanh Hà Nội. Điều không may cho các biệt kích quân bị cầm tù ngoài miền Bắc Việt Nam, quyết định của Đại Tá Blackburn cần có một đơn vị để báo cáo (tử trận hay mất tích), mà đơn vị “ngụy tạo” này cũng sẽ biến mất sau đó. Tuy nhiên vẫn còn nhiều toán biệt kích khác được “phóng” ra ngoài Bắc.
VDH 

Thursday, February 29, 2024

NGÀY TRỞ VỀ

Sau những năm tháng bị giam cầm trong các trại tù ở ngoài bắc, các chiến sĩ biệt kích lần lượt được trả tự do, có người bị bắt từ năm 1961 khi cơ quan Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA) bắt đầu thả những toán quân biệt kích ra ngoài Bắc. Bài viết dưới đây dựa theo cuốn “Secret Army, Secret War” tạm dịch là “Đạo Quân Bí Mật, Trận Chiến Bí Mật” của tác giả Sedgwick Tourison.

        Bắt đầu cuối năm 1979, các tù binh biệt kích trong trại tù Thanh Phong, dần dần được trả tự do. Trong mùa hè năm 1982, phần lớn các biệt kích quân trong trại tù K1 đã được trả tự do, trở về với gia đình của họ. Trước khi được trả tự do, cán bộ miền bắc từ Hà Nội đã nói với nhiều biệt kích quân rằng ... họ sẽ tiếp tục làm những người vô dụng. Những quân nhân biệt kích bị để ý được thông báo nên chuẩn bị sẽ có cán bộ thăm viếng bất ngờ.

        Đến tháng 12, những ai vẫn còn bị giam ở K1 được chuyển về nhà giam Trung Ương số 3 trong quận Tân Kỳ, tỉnh Nghệ Tĩnh. Trong muà thu năm 1987, bẩy quân nhân biệt kích cuối cùng được trả tự do để trở về nhà. Trong đó có Nguyễn Hữu Luyện, một người chống đối đến cùng. Một biệt kích quân bị giam 15 năm kể lại câu chuyện “Ngày Trở Về” của anh như sau.
 
        Tôi còn nhớ lúc xuống tới ga xe lửa Saigon. Lúc đó trời đã tối, tôi biết không thể nào về thẳng nhà được vì đã không liên lạc với mẹ tôi trong 15 năm. Chúng tôi được phép viết thư báo tin cho gia đình từ năm 1976, nhưng tôi không tin, cho rằng đây cũng lại trò bịp bợm của bộ Nội Vụ. Có người trong nhóm được thân nhân thăm viếng, đặc biệt những người có thân quyến ở  ngoài Bắc. Hầu hết anh em chúng tôi không muốn gia đình mình phải chi tiêu một số tiền tốn kém cho chuyến đi ra tận ngoài Bắc thăm viếng. Chúng tôi cũng có thể dấu thư, nhờ người đi thăm đem ra ngoài gửi về nhà báo tin. Những người đi thăm nuôi thường rất có cảm tình và có vẻ thương xót cho những người tù biệt kích trong miền Nam ra  bị bắt.  Riêng cá nhân tôi không viết gì cả.

        Tôi đi bộ từ trung tâm thành phố Saigon về nhà mẹ tôi. Tôi tránh đi trên đường sợ gặp phải trạm kiểm soát. Rốt cuộc tôi vẫn không có giấy tờ tuỳ thân và giấy phép đi đường đã quá hạn. Tôi dừng lại trong một quán cà phê bên đường, đối diện với căn nhà năm xưa của mẹ tôi. Tôi ngồi im lặng trong đó vài tiếng đồng hồ  chờ đợi trước khi trời sáng.
 
        Rất khó cắt nghiã được cảm xúc của tôi, sau 15 năm tù đầy trong những trại cải tạo lao động, e rằng tôi có những hành động, phản ứng khác thường. Trời vưà tảng sáng, mẹ tôi từ trong căn nhà yêu dấu đi ra. Tôi vẫn ngồi yên lặng nhìn mẹ tôi, rồi đảo mắt xung quanh xem có ai ở gần không? Không một bóng người,  tôi cảm thấy an toàn...
 
        Tôi bước theo sau mẹ tôi một quãng ngắn, sau đó bước lên đi song song bên cạnh mẹ tôi. Đi  được chừng vài bước, tôi vẫn chưa biết định nói gì với người. Mẹ tôi dường như linh cảm có người đi bên cạnh, bà ngừng lại vài giây. Tôi nhìn mẹ tôi, thốt lên “Mẹ! Con đây!”.
 
        Sửng sốt, bà nhìn tôi vài giây rồi nắm lấy tay tôi dắt trở về nhà. Chuyện xẩy ra như ngày xưa, khi tôi còn là đưá trẻ làm điều bậy ngoài đường, bị mẹ lôi về nhà. Vào đến nhà trên, bà dắt tôi đến trước bàn thờ ông bà. Trên bàn thờ có tấm ảnh của cha tôi và bên cạnh là bức hình của tôi. Mẹ tôi nhìn tôi nhìn tấm ảnh trên bàn thờ rồi lại nhìn tôi, nhìn tấm ảnh. Sau cùng bà nói khẽ, giọng run run “Con ơi! ... Mẹ nghĩ rằng con đã chết rồi!”.
 
        Cuối cùng tôi đã trở về nhà, tôi không còn biết nói gì thêm. Anh hùng biệt kích Nguyễn văn Hinh, quay mặt nhìn ra cửa sổ... nghẹn ngào.
 
        Khi Tourison viết cuốn “Đạo Quân Bí Mật, Trận Chiến Bí Mật”, hơn một trăm biệt kích quân đả đến định cư tại Hoa Kỳ. Gần hai trăm người khác vẫn còn ở Việt Nam, cũng như hàng trăm quả phụ, cô nhi của các iệt kích quân.
 
        Nguyễn Hữu Luyện, người tổ chức, huấn luyện toán biệt kich HECTOR được trả tự do sau 21 năm bị giam cầm. Ông ta vượt biên không thành công và bị bắt lại. Đầu năm 1992, ông được trả tự do và được phép rời Việt Nam qua Hoa Kỳ. Hiện nay ông cùng vợ đang sống tại phiá đông thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts.
 
        Một người khác trong nhóm bẩy quân nhân biệt kích được thả cuối cùng, Quách Rạng thuộc sắc tộc Mường đến Hoa Kỳ năm 1992, sống tại thành phố Chamblee, tiểu bang Georgia. Vợ ông là bà Ngọc Ban, một người đàn bà rất can đảm, đã nói chuyện với một nhóm 400 người Việt NamAtlanta. Bà kể lại câu chuyện lúc được tin chồng mất tích, nhận lãnh lương tử tuất của chồng, nhưng vẫn tiếp tục mong chờ người chồng trở về. Bà ta biết rằng ông ta sẽ trở về.
 
        Những biệt kích quân khác cũng đã vượt Thái Bình Dương đến định cư trên khắp các tiểu bang cuả Hoa Kỳ, từ Boston đến Seattle. Trong đó có Mai Nhuệ Anh trưởng toán HECTOR 2, Quách Nhung người sống sót duy nhất trong toán HORSE, Trương Tuấn Hoàng người cuối cùng nhẩy ra bắc tăng cường cho toán REMUS và Hà Văn Chấp trưởng toán CASTER cùng với toán viên Đinh Anh, toán đầu tiên được CIA thả ra miền Bắc. Lê Văn Bưởi đến Hoa Kỳ năm 1993, khi tôi đang viết sách, ông Bưởi đang điều trị ung thư ở Utica, New York. Ông ta bị bệnh ung thư ở cổ và có lẽ không sống lâu để đọc cuốn tài liệu này.
 
        Lê Văn Ngung trưởng toán HADLEY hiện đang làm khuôn mẫu cho hãng Kirk & Stieff trong thành phố Baltimore tiểu bang Maryland. Toán viên của ông ta là Vũ Viết Tịnh hiện đang dọn dẹp trong một bệnh viện ở Indiana và đã lập gia đình vào tháng 12 năm 1994. Nguyễn Không trôi dạt vào bãi biển ngoài Bắc Việt cùng với thuỷ thủ đoàn chiếc tầu đổ bộ NAUTILUS 7, hiện đang đánh tôm cá ngoài khơi vịnh Mễ Tây Cơ thay vì đưa người xâm nhâp trong vùng vịnh Bắc Việt.
 
        Bùi Minh Thế trong toán BECASSINE vượt biên thành công, đến định cư ở Henderson Louisiana. Vài năm trước đây, ông gặp lại người vợ sau bao năm xa cách. Hiện giờ ông lâm trọng bệnh, nằm liệt giường và có lẽ không có dịp đọc những điều tốt, ca tụng sự can trường của ông ta. Đặng Công Trình toán phó toán SCORPION, một trong những người bất khuất, chống đối đến cùng, hiện đang làm trong một nhà kho ở California. Bạn đồng nghiệp chắc không biết về thành tích quá khứ của ông ta.
 
        Thuý, vợ Trịnh Văn Truyên, thuỷ thủ chiếc NAUTILUS 3, đến định cư với chồng ở Biloxi, tiểu bang Mississippi và Truyên trở lại nghề biển. Thuý bị bắn ở New Orleans, tiểu bang Louisisana hôm 31 tháng Bảy năm 1990 trong một vụ cướp. Bọn cướp chỉ lấy được chiếc bóp đầm không có tiền. Lúc đó bà ta đang có thai bẩy tháng, đứa bé chưa sinh chết. Bà ta là một người đàn bà cứng cõi nhưng không cứng hơn người đàn ông bà cưới lúc ông ta sống trong ngục tù.
 

        Một trong những người đầu tiên rời Việt Nam là Nguyễn Văn Hinh, toán viên trong toán Atila, anh ta vượt biển đến trại tỵ nạn ở Singapore. Lúc phỏng vấn định cư, người Hoa Kỳ không tin câu chuyện thời gian bị cầm tù ngoài miền Bắc của anh và từ chối. Không những thế, họ còn nghi ngờ anh là phạm nhân đã tạo dựng nên một nhân vật không có thật. Trong thời gian sống trong trại tỵ nạn, anh gặp một cô, trước là một nữ tu sĩ, nhưng sau đó thôi vì cộng sản không cho phép.  Hai người lập gia đình và đến định cư ở Hoà Lan. Anh Hinh rất ít viết thư, lý do anh đã phải viết quá nhiều những bản tự kiểm thảo trong tù. Đó cũng là điều dễ hiểu.

        Hai biệt kích quân khác, Trần Văn Tư và Nguyễn Văn Lực đến định cư ở Úc Đại Lợi. Anh Tư vẫn còn vết sẹo nơi mắt cá chân lúc anh bị cùm ở trong tù, lần đó tưởng anh ... không qua khỏi. Vết thương ghê gớm làm cho chân anh có tật.


        Còn nhiều anh hùng biệt kích nữa, sẽ kể chuyện của họ cho chúng ta. Mai Văn Học, Hoàng Văn Chương trong các toán Strata. Lầu Chí Chấn, Châu Hềnh Xương, Lý Si Lâu, Vũ Đức Gương, và những biệt kích Người Nhái khác đã lướt sóng xâm nhập hải phận miền bắc Việt Nam trong vịnh Bắc Phần. Năm 1986, Vũ Đức Gương làm đơn khiếu nại trả lương trong thời gian anh bị giam cầm gần 20 năm ngoài miền bắc. Toà án cho rằng không đủ chi tiết về cuộc hành quân, và lý do tài liệu về biệt kích quân của bộ quốc phòng vẫn còn trong thời gian bảo mật. Giờ đây, lý do này không còn là vấn đề trở ngại.
 
        Hầu hết các biệt kích quân đã định cư, cố gắng xây dựng gia đình, nhiều người thành công. Thỉnh thoảng, họ gặp lại nhau, bên ly rượu, các biệt kích quân tâm sự về thời gian đã qua, những người bạn đã ... ra đi, và những người còn lại vẫn tin vào định mệnh. Khi họ bị bắt ngoài bắc, gần hết đều còn độc thân, tuổi tác trong khoảng hai mươi. Giờ thì đã lớn tuổi, có người nhuộm tóc để trẻ lại thêm ít tuổi, họ là những công dân tốt trong xã hội. Khi đàn con cháu của họ lớn lên đọc những trang giấy này sẽ hiểu biết thêm về cha, ông của chúng.
 
        Nhiều biệt kích quân khác kém may mắn. Hoàng Ngọc Chính, Đoàn Phương và Nguyễn Văn Lý quá chán chờ đợi giới chức thẩm quyền trả lời. Họ tìm cách vượt biên, Phương và Lý đi đường biển, Chính theo đường bộ băng qua đất Miên. Cả ba anh hùng biệt kích đều mất tích cho đến nay.
 
        Lê Trung Tín trong toán Red Dragon từ bên Tầu quay trở lại Việt Nam. Hiện nay anh lo thuyết phục giới chức phỏng vấn của sở Di Trú Hoa Kỳ ở Saigon về câu chuyện của anh. Anh Tín cùng chiến hữu của anh là Vòng A Cầu đã làm nhiệm vụ của người quân nhân. Họ vượt ngục, và cũng là hai người đầu tiên sống sót, trốn khỏi trại tù nơi miền bắc Việt-Nam. Sở di trú Hoa Kỳ cho rằng họ chưa ở tù cộng sản đủ thời gian nên không hội đủ điều kiện.
 
        Một người kém may khác là Hoàng Đình Mỹ trong toán Hector. Trong tháng 12 năm 1984, anh đứng trước toà án nhân dân tại Saigon lãnh án vì tội tham gia kháng chiến do Lê Quốc Tuý bên Pháp lãnh đạo. Năm 1995, anh Mỹ vẫn còn bị giam trong trại tù ở Nha Trang. Được thả về từ trại tù Thanh Lam ngoài miền bắc năm 1981, anh trở về mái nhà xưa trong miền nam, sau đó qua Thái Lan gia nhập tổ chức kháng chiến. Năm 1982, anh quay về Việt Nam và bị bắt trong vòng một tuần.
 
        Nguyễn Văn Tân toán Romeo, người bị đánh đập tàn nhẫn nhất trong vụ tuyệt thực phản đối chế độ lao tù năm 1973. Nộp đơn xin trợ cấp tật nguyền khi đến định cư ở Hoa Kỳ. Năm 1988, vị bác sĩ khám bệnh cho anh Tân cho biết “Tâm thần của anh có điều gì không hay! (Không làm việc bình thường nữa)”.
 
        Lương Văn Inh trong toán Dog, lên vùng cao nguyên trong miền nam lập nghiệp nơi quân Đức Trọng gần thành phố nghỉ mát Đà Lạt. Đầu tháng Sáu năm 1994, anh trở xuống vì bệnh sốt rét tái phát trầm trọng. Vị y sĩ đîa phương khuyên vợ anh nên đưa anh vào nhà thương. Giữa cơn mưa bão, lúc nửa đêm hai người con trai của anh cùng hai dân làng võng anh từ trên đồi xuống một con đường cách xa khoảng bốn cây số. Anh chết trên đường đi. Vợ anh viết thư cho tác giả Tourison “Điều duy nhất, chồng tôi muốn là các con tôi được ăn học và được tự do... bây giờ anh không còn nữa”.
 
        Thượng Tá Nguyễn Sang giám đốc cục trông coi các trại tù ở Hà Nội trong năm 1979 đã về hưu năm 1982. Trung Tá Tô Bá Oanh chỉ huy trại tù lao động cải tạo Hồng Thắng lên Đại Tá và chỉ huy nhà tù trong tỉnh Sông Bé, ông ta quản lý tù hình sự thay vì các tù biệt kích năm xưa.

        Câu chuyện về biệt kích quân có lẽ còn lâu mới kết thúc. Ngày 23 tháng Ba năm 1995, vị Đại Sứ Hoa Kỳ bên Thái Lan gửi một văn thư dài năm trang giấy đến bộ ngoại giao và sở di trú đặt câu hỏi tại sao hầu hết biệt kích quân còn sống sau năm 1975 bị sở di trú bên Thái Lan từ chối? Kết quả tháng Năm 1995, sở di trú Hoa Kỳ đã phải thay đổi điều kiện nhập cảnh cho các cựu biệt kích quân Việt Nam.

        Trước đó ngày 14 tháng Tư, tờ New York Times đăng bài viết của Tim Weiner về những cố gắng của vị Đại Sứ trong việc sửa sai  sở di trú. Vài hôm sau, câu chuyện về biệt kích quân được cả thế giới chú ý. Cựu tư lệnh quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, tướng William C. Westmoreland, Thiếu Tướng John Morrison, Chuẩn Tướng George Gaspard, Thượng Nghị Sĩ John McCain, và nhiều giới chức quan trọng khác viết thư cho vị Đại Sứ, bầy tỏ sự ủng hộ ông ta. Thượng Nghị Sĩ McCain còn viết thư gửi thẳng cho sở di trú Hoa Kỳ.

         Ngày 24 tháng Tư năm 1995, John Mattes một luật sư ở Miami Florida đưa đơn kiện chính phủ Hoa Kỳ nơi toà án lien bang ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Đơn thưa này đòi bồi thường cho 281 cựu biệt kích quân bị giam cầm hoặc đã chết trong các trại tù nơi miền bắc Việt Nam. Chính phủ Hoa Kỳ phải trả lương cho họ xứng đáng theo đúng bản hợp đồng tuyển mộ các biệt kích quân Việt Nam.
 
“Nếu tôi biết được những chuyện mà giờ đây tôi tin là sự thật, tôi đã cho nhiều tay về vườn”.
Tướng Westmoreland, cựu tư lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam 1964-1968.
 
Theo tài liệu ‘Secret Army Secret War’ tác giả Sedgwick Tourison.
Carrollton, TXvđh  

Wednesday, February 28, 2024



(House of Representatives - May 21, 1998)
[Page: H3733]  GPO's PDF
(Ms. SANCHEZ asked and was given permission to address the House for 1 minute and to revise and extend her remarks.) 
Ms. SANCHEZ. Mr. Speaker, 2 weeks ago the House Committee on National Security unanimously approved my amendment to honor and recognize the former South Vietnamese army commandos who were employees of the United States Government during the Vietnam War
Today, the Members of this House had the opportunity to properly honor those brave men by supporting the Department of Defense authorization bill for fiscal year 1999. 
Last year, the President signed into law legislation that I advocated to ensure that the United States Government honor a 30-year-old bad debt and pay these men who worked for the United States Government the wages they earned but were denied during the Vietnam War. 
These individuals were trained by the Pentagon to infiltrate and destabilize communist North Vietnam.
Many of these commandos were captured and tortured while in prison for 15 to 20 years, and many never made it out.
Declassified DOD documents showed that U.S. officials wrote off the commandos as dead even though they knew from various sources that many were alive in Vietnamese prisons.
The documents also show that U.S. officials lied to the soldiers' wives, paid them tiny `Death Gratuities' and washed their hands of the matter.
For example, Mr. Ha Van Son was listed as dead by our Government in 1967, although he was known to be in a communist prison in North Vietnam. Today he is very much alive and well and living in Chamblee, GA. In my hand I hold the United States Government's official declaration of his death.
Because it was a secret covert operation, the U.S. Government thought they could easily ignore the commandos, their families, friends, and their previous contacts without anyone noticing.
As the Senior Senator from Pennsylvania said in a recent hearing, `This is a genuinely incredible story of callous, inhumane, and really barbaric treatment by the United States.'
In the 104th Congress, this House approved legislation that required the Department of Defense to pay reparations to the commandos.
This bill would have provided $20 million to the commandos and their survivors, an average grant of about $40,000 per commando. It called them to be paid $2,000 a year for every year they were in prison, less than the wages they were due.
President Clinton signed this legislation into law (Public Law 104-201).
However, in April of 1997, the Department of Defense said that the statute was legislatively flawed and the Secretary could not legally make payments.
I then contacted Secretary Cohen requesting the administration's help to correct this error.
The administration responded by supporting inclusion of the funding in the Supplemental Appropriations Bill for fiscal year 1997 (Public Law 105-18)
Last year, I met at a public forum with 40 commandos from my district.
One individual shared with me his story of how he parachuted into enemy territory, was captured, convicted of treason, beaten, thrown into solitary confinement for 11 months, then moved among hard--labor camps for the next seven years.
His story is not unlike countless others. I request unanimous consent to insert into the record one story of this abuse headlined `Uncommon Betrayal' as reported by an Atlantia newspaper recently.
Today, however, I am pleased to provide this Body with this update.
To date, the Commando Compensation Board has been established at the Pentagon; 266 claims have been processed; 142 Commandos have been paid.
All this was made possible because of the commitment of this House.
After years of torture by the North Vietnamese, the callousness of being declared dead by the United States Government, and years of anguish over not receiving their rightful compensation--these brave men now deserve recognition.
The South Vietnamese Lost Army Commandos are finally a step closer to having the United States Government honor their contracts for their years of service to the United States Army.
I am proud that the members of the House had an opportunity to properly honor these brave men
We can not bring those who perished back, but we can give these individuals the dignity and respect that's been so long overdue.
Who supports this resolution?
The State of California American Legion strongly endorses this amendment and I would like to submit the letter from the Department Commander Frank Larson into the Record.
In Commander Larson's letter dated May 1, 1998, he states, `Ms. Sanchez: I'm sure if history were unfolded for all to see it would show that the South Vietnamese commandos, who aided the United States Government in covert actions against the North Vietnamese, were responsible for saving many American lives.'
It goes on to say: `To that end, the same recognition due our soldiers, sailors, marines and airman involved in the Vietnamese Conflict should be afforded to the former South Vietnamese commandos, who so gallantly served and endured.'
It is also supported by: The Air Commando Organization; The Special Forces Organization.
American veterans who fought side by side with the Commandos, come to their defense in letters of support.
I would like to share with you what our soldiers have to say about the commandos.
This letter comes from a special forces NCO:
`Dear Sir: I had the opportunity to work with these men in which they not only risked their lives, but continually put themselves in harms way. * * * We are aware of terrible trials and conditions these men endured for so long and we would like to help * * *'
I would also like to take this opportunity to mention that last year, during POW/MIA recognition day, I had the opportunity to meet with several members of my veteran community.
I had the opportunity to speak with former POWs and family members whose loved ones were taken as prisoners or declared missing in action. Several of the veterans mentioned their support for the Commandos and urged that the Government honor its word.
Today, we gave these commandos what they really wanted, the distinction of honoring their service in the Vietnam War. And on behalf of the 40 commandos residing in the 46th Congressional District of California, I would like to thank the Members of this body for their commitment to honor and to recognize the former South Vietnamese army commandos. 
Mr. Speaker, I submit for the Record a series of documents relating to these former South Vietnamese commandos.